2023-10-05
Tập đoàn Điện lực Việt Nam là một doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt của Việt Nam kinh doanh đa ngành. Trước năm 2006, EVN là tập đoàn độc quyền nắm giữ toàn bộ nguồn phát điện, là đơn vị sở hữu nhiều nhà máy điện lớn ở Việt Nam, toàn bộ lưới điện truyền tải. Đến nay, EVN vẫn đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phân phối đến các hộ dân. Điều này đã khiến nhiều kẻ xấu lợi dụng danh nghĩa của EVN để lừa đảo, trục lợi từ người dân, từ đó chiếm đoạt tài sản. Vậy làm cách nào để nhận biết và phòng tránh bị lừa đảo? Hãy cùng Việt Nam An Toàn tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Vừa qua, liên tục có những báo cáo từ người dùng về những trang web giả mạo EVN. Những trang web này được sử dụng để dẫn dụ khách hàng của EVN nạp tiền vào các tài khoản ảo. Việc nạp tiền vào các website giả mạo này thường được ngụy trang dưới nhiều hình thức như đóng tiền điện hằng tháng, đầu tư,…
Không chỉ lừa nạn nhân nạp tiền, các trang web này còn là nơi cài cắm dẫn dụ nạn nhân tải các ứng dụng điện thoại (app) độc hại.
Nếu nạn nhân khởi chạy những file này để cài đặt app, ngay lập tức các loại mã nguồn độc hại trong file cũng đồng thời được kích hoạt. Điều này không chỉ giúp cho đối tượng lừa đảo có khả năng kiểm soát điện thoại nạn nhân mà còn có thể sử dụng chúng để chiếm đoạt các loại tài khoản, bao gồm tài khoản ngân hàng, hoặc các loại thông tin cá nhân có thể tống tiền nạn nhân.
Trong năm 2023, Tập đoàn Điện lực liên tục lên tiếng cảnh báo về tình trạng khách hàng nhận được các cuộc điện thoại mạo danh nhân viên điện lực.
Tháng 5, Tổng công ty Điện lực miền Bắc nhận được phản ánh về việc có đối tượng mạo danh nhân viên điện lực, liên lạc với khách hàng và cho biết họ có thể bị cắt điện hoặc cắt hợp đồng mua bán điện sau 2 giờ kể từ cuộc gọi. Từ đó, các đối tượng yêu cầu khách hàng đóng các loại phí để đảm bảo không bị cắt điện.
Đầu tháng 8, điện lực TP Hồ Chí Minh cũng lên tiếng cảnh báo về những cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực. Ngoài Tổng công ty Điện lực TPHCM, một số đơn vị thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng ghi nhận hiện tượng giả danh nhân viên điện lực gọi điện cho khách hàng sử dụng điện để lừa đảo.
Các đối tượng này tự xưng là nhân viên của điện lực khu vực, thông báo khách hàng nằm trong danh sách được hoàn lại 10% hóa đơn tiền điện 6 tháng đầu năm 2023. Để được hoàn tiền, khách hàng phải cài đặt ứng dụng hoặc truy cập website giả mạo để nạp tiền hoặc chuyển khoản vào tài khoản ngân hàng 5.000-10.000 đồng để có số tài khoản hoàn trả lại tiền.
Theo thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2023 đã có hơn 150 trường hợp khách hàng phản ảnh về các cuộc gọi thông báo nợ tiền điện, dọa cắt điện, ngưng hợp đồng mua bán điện nếu không thanh toán ngay.
Bạn nên lưu ý rằng, công ty điện lực sẽ không yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân hay cài đặt ứng dụng từ các trang web không rõ nguồn gốc. Hãy cẩn thận và chú ý với các yếu tố dưới đây để đảm bảo an toàn cho mình:
Xác nhận thông tin đúng từ nguồn đáng tin cậy:
Kiểm tra địa chỉ URL:
Cẩn trọng khi cài đặt ứng dụng:
Kiểm tra đánh giá và phản hồi của người dùng trước khi tải xuống:
Cảnh giác với yêu cầu thông tin cá nhân:
Báo cáo ngay nếu phát hiện trang web hay ứng dụng giả mạo:
Chiêu trò giả mạo nhân viên điện lực không chỉ được sử dụng gián tiếp thông qua cuộc gọi, email mà còn có thể được sử dụng một cách trực tiếp: đối tượng lừa đảo sẽ giả mạo là nhân viên điện lực đến nhà và tiếp cận bạn. Trong trường hợp này, bạn nên chú ý:
Yêu cầu xem thẻ nhân viên:
Xác nhận thông tin trước:
Không chấp nhận thanh toán trước:
Không cho phép nhân viên vào nhà nếu không có yêu cầu:
Xác nhận thông tin TRƯỚC KHI đáp ứng yêu cầu:
KHÔNG chấp nhận yêu cầu chuyển tiền:
KHÔNG cung cấp thông tin cá nhân:
Cảnh giác với email lừa đảo:
Xem và lưu giữ bằng chứng:
Virus Trojan là gì và nếu bị nhiễm phải sẽ gây hại đến máy tính như thế nào? Đây là những câu hỏi thường thấy nhất đối với những ai đang sử dụng máy tính một cách an toàn, không bị hacker tấn công. Để hiểu rõ hơn về Trojan, bạn hãy cùng VietNamAnToan tham khảo qua bài viết sau.
2023-11-04
Trong vài năm trở lại đây, tình trạng lừa đảo xuất hiện càng nhiều gây hậu quả nặng nề về tinh thần lẫn tài chính của nhiều người. Một phần đóng vai trò quan trọng trong các vụ lừa đảo là các website lừa đảo.
2023-10-26
Bkav vừa ghi nhận số lượng máy tính nhiễm mã độc Fabookie chuyên đánh cắp tài khoản Facebook Bussiness đang có dấu hiệu tăng cao. Trong tháng 7, tại Việt Nam có tới hơn 100.000 máy bị nhiễm mã độc này.
2023-10-23
Một trong những ứng dụng nhắn tin phổ biến là Telegram, được biết đến với tính năng bảo mật và sự tôn trọng quyền riêng tư của người dùng. Tuy nhiên, cũng giống như các nền tảng trực tuyến khác, Telegram cũng không tránh khỏi những hoạt động lừa đảo.
2023-10-22
Trung tâm xử lý tin giả nhận được phản ánh của đại diện Ngân hàng TMCP Bản Việt (Vietcapitalbank) về việc một số đối tượng tạo lập, sử dụng các trang web, phần mềm giả mạo Vietcapitalbank để phát tán thông tin sai lệch, lừa đảo, đánh cắp thông tin làm ảnh hưởng đến uy tín của Ngân hàng.
2023-10-21